Một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ nhỏ chính là tiếng ồn, nó gây ra hậu quả mà chính cha mẹ cũng không thể ngờ tới. Không một ai muốn xung quanh gia đình mình có những tiếng ồn khó chịu nhất là khi có trẻ nhỏ.
Thính giác của bé còn chưa hoàn thiện hẳn nên việc phải gánh chịu tiếng ồn thường xuyên gây ra tác hại vô cùng lớn. Bé có thể suy giảm chức năng nghe hoặc mắc các bệnh về tai.
Vì vậy cách tốt nhất là cha mẹ nên hạn chế tiếng ồn ở mức thấp nhất có thể. Tiếng ồn làm cho bé không thể tập trung vào bất cứ việc gì ngay cả chơi đồ chơi trẻ em. Các bé sẽ thấy trong người khó chịu, đau đầu, chán ăn và tâm trạng bực bội. Chưa kể đến các bé đã đến tuổi đi học thì không thể làm được bài tập và suy nghĩ vẫn đề gì khác. Vì vậy mới nói tiếng ồn không chỉ tác động tới tai mà còn tới hệ thần kinh, tim mạch và cả tiêu hóa của bé.
Tiếng ồn gây ảnh hưởng rất lớn tới thính giác của bé. Ảnh hưởng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc nhiều vào cường độ cũng như tần suất của tiếng ồn gây ra. Theo như nghiên cứu thì những loại âm thanh lớn mà liên tục sẽ không ảnh hưởng nhiều bằng các âm thanh kiểu ngắt quãng, ví dụ như tiếng búa đập mạnh. Hơn nữa với từng thể trạng riêng của mỗi trẻ thì sẽ ảnh hưởng khác nhau. Vì thế với những bé vốn dĩ bẩm sinh đã có sức khỏe không tốt thì khi gặp tác động âm thanh lớn kéo dài dẫn đến việc rối loạn thần kinh, tiêu hóa kém, trí tuệ kém phát triển.
Khi chọn nơi ở thì nên tránh các khu vực công trường, quán xá ồn ào. Nếu cần thiết thì có thể lắp kính chống ồn hay gửi bé sang nhà ông bà để tránh chứ không nên bắt trẻ chịu đựng như vậy. Tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên còn khiến bé gặp thêm nhiều vấn đề về hệ thần kinh.
Để nâng cao sức khỏe và hồi phục những tổn thương do tiếng ồn gây ra bạn nên tích cực cho bé chơi các hoạt động thể thao ngoài trời như xe đạp trẻ em hay bóng đá, cầu lông để giải tỏa căng thẳng. Đồng thời những trẻ sống trong môi trường thường xuyên có tiếng ồn cơ thể sẽ thiếu vitamin các nhóm B, C nên cần bổ sung nhiều hơn trong thức ăn.
Nên trang bị cho bé một số phòng bị cá nhân như bịt tai bằng bông hoặc cao su, lắp thiết bị chống ồn trong nhà.
Còn về lâu dài vẫn cần thiết phải di chuyển ra xa khu vực có tiếng ổn thì mới đảm bảo cho bé sự phát triển tốt nhất. Ngay trong nhà khi sử dụng tivi hay loa đài bạn cung nên chú ý tới việc điều chỉnh âm lượng vừa phải. Với các bé sơ sinh thì càng nhạy cảm hơn nữa nên bạn hãy giảm mức âm thanh cần thiết. Không nên bật to đột ngột khiến bé giật mình và hoảng sợ.