Một nghiên cứu mới đây cho thấy, cả khiếm thính tần số cao và khiếm thính tần số thấp đều có liên quan đến ngưng thở khi ngủ.
Tác giả nghiên cứu chính, bác sĩ Amit Chopra thuộc Trung tâm Y tế Albany ở New York, cho biết: ‘Nghiên cứu dựa trên quần thể gồm 13.967 đối tượng đến từ Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng người Tây Ban Nha/Nghiên cứu người Châu Mỹ La tinh. Chúng tôi phát hiện thấy ngưng thở khi ngủ liên quan độc lập với khiếm thính tần số cả cao và thấp sau khi hiệu chỉnh các nguyên nhân có thể gây điếc’.
Nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị quốc tế Hội Lồng ngực Hoa Kỳ năm 2014.Tất cả các đối tượng từng được nghiên cứu chứng ngưng thở khi ngủ thành công tại nhà và kiểm tra thính lực kế ở mức cơ bản. Ngưng thở khi ngủ (được đánh giá bằng chỉ số ngưng thở – giảm thở (AHI)) cho thấy, ngưng thở khi ngủ nặng dựa trên số lần ngưng thở (ngừng hoàn toàn luồng khí) và thở yếu (ngừng một phần luồng khí)/ mỗi giờ ngủ. Ngưng thở khi ngủ được định nghĩa là AHI ≥ 15 lần/giờ.
Ảnh minh họa
Khiếm thính tần số cao được xác định là có ngưỡng nghe trung bình > 25 dB ở cả hai tai với các ngưỡng nghe tại 2000 Hz, 3000 Hz, 4000 Hz, 6000 Hz và 8000 Hz, và khiếm thính tần số thấp được định nghĩa là có ngưỡng nghe trung bình > 25 dB ở cả hai tai với các ngưỡng nghe tại 500 Hz và 1000 Hz.
Trong số 13.967 đối tượng nghiên cứu, 9,9% bị ít nhất ngưng thở khi ngủ ở mức vừa phải (AHI ≥ 15), 19,0% bị khiếm thính tần số cao, 1,5% bị khiếm thính tần số thấp và 8,4% bị khiếm thính tần số cả cao và thấp.
Khiếm thính thường gặp hơn ở những người gốc Cuba và Puerto Rico và ở người có chỉ số khối cơ thể cao, tự báo cáo tình trạng ngáy ngủ/ hoặc chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ có liên quan độc lập với tăng 31% khiếm thính tần số cao, tăng 90% khiếm thính tần số thấp và tăng 38% kết hợp khiếm thính tần số cả cao và thấp trong phân tích hiệu chỉnh theo độ tuổi, giới tính, bối cảnh, tiền sử khiếm thính, tiếp xúc với tiếng ồn bên ngoài, điếc vật lý và các yếu tố khác. Tăng AHI liên quan với tăng tỷ lệ mắc khiếm thính tần số cao nhiều hơn khiếm thính tần số thấp.
Song mặt hạn chế của nghiên cứu này là các tác giả chưa thể tính được những tác động của điều trị ngưng thở khi ngủ trong kết quả nghiên cứu này. Tuy nhiên, nó hiếm khi xảy ra đối với những người tham gia đang điều trị ngưng thở khi ngủ trong quần tập này.Bác sĩ Chopra kết luận: ‘Bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ có nhiều khả năng tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim, bệnh tiểu đường và kết quả nghiên cứu mới của chúng tôi cho thấy thêm rằng ngưng thở khi ngủ cũng liên quan với tăng nguy cơ cao bị khiếm thính’.