NẾU CÓ 04 DẤU HIỆU SAU, RẤT CÓ THỂ BẠN ĐANG BỊ CHỨNG ĐIẾC MỘT BÊN – MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN MẤT THÍNH LỰC HOÀN TOÀN NẾU KHÔNG KỊP THỜI CAN THIỆP.
Cùng kiếm tra 4 dấu hiệu sau đây, để có thể bảo vệ sức nghe của mình bạn nhé:
- Thường hướng một tai về phía trước khi giao tiếp với người xung quanh
- Thường không xác định được âm thanh phát ra từ hướng nào
- Thử với headphone: lần lượt đeo headphone từng bên, để biết mình có nghe tốt đều cả 2 bên hay không, hay một bên nghe to hơn một bên nghe nhỏ hơn.
- Thường xuyên thấy khó hiểu và không nghe rõ trong môi trường ồn.
Điếc một bên nguy hiểm khi người mắc bệnh không hề hay biết, do thời gian đầu vẫn có thể giao tiếp bình thường. Thật ra, nó gây ra hạn chế lớn nhất là không định hướng âm thanh và không nghe rõ lời nói trong môi trường ồn. Về lâu dài, có thể gây mất thính lực hoàn toàn ở 2 bên tai.
LÀM GÌ TRONG TRƯỜNG HỢP PHÁT HIỆN RA MÌNH CÓ DẤU HIỆU ĐIẾC MỘT BÊN?Bạn cần tới bệnh viện hoặc các trung tâm đo khám thính lực, để được tư vấn và có hướng điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian (không cần chờ đợi lâu tại các bệnh viện công), chi phí hợp lý và được Bác sĩ chuyên khoa TMH trực tiếp tư vấn thì có thể đến hearLIFE – Trung tâm Chăm sóc sức nghe hàng đầu tại Việt Nam.hearLIFE cũng là trung tâm duy nhất hiện nay có Phòng đo thính lực đạt tiêu chuẩn giúp chẩn đoán và can thiệp phù hợp cho nhóm bệnh nhân chỉ nghe được 1 tai:
– Phòng đo thính lực tiêu chuẩn giúp xác định ngưỡng nghe cũng như dạng mất thính lực, giúp tìm ra nguyên nhân giảm thính lực
– Phòng đo thính lực với hệ thống loa vòng được đặt ở các góc độ khác nhau, giúp xác định chính xác khả năng định hướng âm thanh của bệnh nhân, từ đó tìm ra phương pháp can thiệp phù hợp.– Phòng đo thính lực giả lập phát ra lời nói trong môi trường ồn, với 2 loa riêng biệt được đặt ở các góc độ khác nhau, giúp xác định khả năng nghe của bệnh nhân trong môi trường ồn.
Nhóm bệnh nhân nào cần đánh giá với hệ thống loa vòng:
– Bệnh nhân bị giảm thính lực 1 tai.
– Bệnh nhân đã cấy ốc tai 1 bên.
– Bệnh nhân can thiệp với các máy trợ thính đường xương.