Giỏ hàng

Các nguyên nhân gây điếc và cách chữa trị

Điếc tai là gì?

Điếc tai là tình trạng mất thính lực, người bệnh sẽ không nghe và không phát hiện được những âm thanh ở xung quanh. Các triệu chứng có thể ở mức độ nhẹ, vừa phải hoặc nặng. Người bị khiếm thính nhẹ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói, đặc biệt là nếu có nhiều tiếng ồn xung quanh.

Những người bị điếc trầm trọng có thể không nghe thấy bất cứ âm thanh nào từ môi trường bên ngoài. Để giao tiếp một cách tự nhiên và nhanh chóng với mọi người, họ phải dựa vào ngôn ngữ ký hiệu.

Nguyên nhân gây điếc tai

Điếc tai tuy không phải bệnh gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm và kịp thời, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Biết được nguyên nhân điếc tai sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị dễ dàng hơn. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng điếc tai bao gồm:

Do tuổi tác

Đối với nhiều người, tình trạng nghe kém đi ngày càng rõ rệt theo tuổi tác, thường là bắt đầu từ khoảng 60 tuổi do tiến trình lão hóa của cơ thể, trong đó có các dây thần kinh thính giác. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 1/3 người trong độ tuổi từ 65 - 74 bị điếc tai, nghe kém và gần 50% trong số những người trên 75 tuổi bị điếc ở mức độ nghiêm trọng.

Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn

Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn như tiếng súng, pháo nổ và các buổi hòa nhạc rock, phơi nhiễm kéo dài ở nơi làm việc,... có thể làm hỏng các tế bào lông nhạy cảm bên trong tai, gây ra tình trạng điếc.

Do sử dụng thuốc điều trị

Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân điếc tai, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, thuốc giảm đau,… Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, thường xuyên sử dụng thuốc aspirin, thuốc chống viêm không steroid và acetaminophen có thể làm tăng nguy cơ bị điếc tai.

Do chấn thương

Chẳng hạn như thủng màng nhĩ, sọ bị gãy, hoặc thay đổi áp suất không khí cũng có thể là nguyên nhân gây điếc tai.

Do rối loạn di truyền

Trong một số trường hợp, điếc có thể là do di truyền, có nghĩa là cha mẹ truyền các gen bị ảnh hưởng cho con cái. Trong hầu hết các trường hợp, điếc tai di truyền là do dị tật của tai trong.

Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân gây điếc tai khác bao gồm bệnh Meniere, tiếp xúc với một số hóa chất độc hại trong thời gian dài; một số bệnh lý, bao gồm viêm màng não, quai bị, cytomegalovirus và thủy đậu, viêm tai giữa, nhiễm trùng tai,... cũng có thể gây ra điếc tai.

Phương pháp cải thiện điếc tai, nghe kém tại nhà

Điếc tai, nghe kém tuy không phải tình trạng quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, các mối quan hệ xã hội cũng như công việc của người bệnh. Để phòng ngừa và cải thiện điếc tai tại nhà, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn

Cách tốt nhất để bảo vệ thính lực, cải thiện tình trạng điếc tai là bạn cần hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Bất kỳ âm thanh nào có cường độ trên 85dB đều có thể gây hại cho thính lực, đặc biệt khi bạn phải tiếp xúc với nó trong một thời gian dài.

Nguyên nhân dẫn đến điếc tai có thể bạn chưa biết - Ảnh 3.

Đeo thiết bị bảo vệ khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

Bổ sung thực phẩm tốt cho thính lực

Có rất nhiều thực phẩm đã được chứng minh giúp cải thiện nghe kém và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn như:

- Cá: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ăn cá 2 lần/ tuần có thể giảm nguy cơ điếc tai, nghe kém lên tới 42%.

Nguyên nhân dẫn đến điếc tai có thể bạn chưa biết - Ảnh 4.

Ăn cá thường xuyên giúp cải thiện điếc tai, nghe kém.

- Rau bina, măng tây, đậu, bông cải xanh: Những thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa và axit folic. Chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ nghe kém bằng cách giảm các gốc tự do làm hỏng mô thần kinh ở tai.

Ngừng thói quen ngoáy tai

Thói quen sử dụng tăm bông lấy ráy tai có thể gây ra những tổn thương tới các cơ quan của hệ thống thính giác, khiến tình trạng điếc tai ngày càng trầm trọng hơn. Nếu đang có thói quen xấu này thì bạn cần ngừng lại ngay lập tức.

0886320318
Facebook Instagram Youtube Twitter Top